Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Bác sỹ tư vấn: Bé bị bỏng có nên bôi thuốc?


Chào bác sĩ nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi về việc: bé nhà tôi được 19 tháng tuổi, cháu bị bỏng bàn là ở 2 ngón tay đến hôm nay là ngày thứ 4. Vết bỏng bị phồng và đã xẹp xuống, da bị tróc ra một ít. Vậy tôi có nên bôi thuốc gì cho cháu không?

Bác sĩ trả lời: Chữa bỏng cho bé

Không nên sử dụng những chất như kem đánh răng, nước mắm bôi lên vết bỏng

Trẻ nhỏ trong khi chơi nghịch rất dễ gặp phải tai nạn như ngã, bỏng, bị dị vật vào mắt… Mỗi loại tai nạn gây ra những vết thương khác nhau và cần có cách sơ cứu khác nhau.
Vậy, khi bé bị bng, người lớn cần làm gì đ hạn chế tối đa những đau đớn và tổn thương do vết bỏng đem lại? Xin gửi tới các bạn những kiến thức cơ bản nhất về Bỏng và cách sơ cấp cứu.

Phân loại bỏng: có 3 cấp độ bỏng khác nhau
1. Bỏng độ 1 (Bỏng nhẹ), Da bị đỏ lên và hơi rát (có thể bong tróc da), (ví dụ: đi phơi nắng ngoài bãi biển).
2. Bỏng độ 2 (Bỏng vừa), như trường hợp sơ ý chạm phải một vật nóng đỏ, Da bị phồng lên, có nước. (ví dụ: bỏng bàn là)
3. Bỏng độ 3 (Bỏng nặng), vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, thường cực kì đau đớn vì các tế bào thần kinh bị tổn thương nặng nề. (ví dụ: do tiếp xúc với hơi nóng quá lâu như cháy nhà, bỏng vì các axit hay hóa chất, hoặc bỏng điện...)

Hầu hết các trường hợp bỏng độ 1 và độ 2 đều có thể tự chữa lấy tại nhà. Nhưng những trường hợp bỏng nặng (độ 3), bỏng phức tạp mà bạn không biết thuộc cấp độ nào (bỏng nước sôi), bỏng b nhiễm trùng hoặc chưa lành trong vòng 10 ngày cần được đưa tới chuyên Khoa bỏng để khám và điều trị.

Sơ cứu
Đối với vết bỏng, việc cần làm đầu tiên là chặn đứng nguyên nhân gây bỏng, càng sớm càng tốt. Sau đó bạn cần làm những việc sau:

Không để bỏng sâu
Việc rửa nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, đồng thời làm vết bỏng nhỏ hơn, và ít đau đớn hơn.

• Sau khi bị bỏng, hãy rửa ngay vết thương với thật nhiều nước lạnh bằng cách: nhúng vết thương vào chậu nước sạch có thả vài cục nước đá hoặc để vết thương dưới vòi nước lạnh đang chảy nhẹ cho đến khi cảm thấy hết đau.
• Trường hợp bỏng chất lỏng (dầu, nước sôi, axit), trước hết phải dùng kéo cắt bỏ quần áo bị cháy ra, (nhớ nhẹ tay kẻo gây tuột da), tiếp đó mới ngâm chỗ bị bng vào nước lạnh.
• Nếu vải bị dính vào vết thương, hãy rửa nước lạnh bên ngoài lớp vải và tìm bác sĩ (tuyệt đối không nên cố gỡ vải ra)

Chăm sóc vết bỏng cho bé
Thông thường sau khi bị bỏng 1-2 ngày, chỗ bị thương sẽ phồng rộp lên, khiến bé đau rát. Đối với vết phồng nhỏ, tốt nhất là để nguyên như vậy, tự nó sẽ xẹp xuống. Còn nếu vết phồng rộp lớn và ở những chỗ hay bị chạm phải, bạn cần đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Giữ vệ sinh
Không nên sử dụng những chất như kem đánh răng, nước mắm, giấm, bơ, nước bọt… để làm dịu vết thương, bởi những chất này khiến vết bỏng không được thông thoáng, mất vệ sinh, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Tốt nhất là để vết bỏng tự se trong không khí trong vòng 24 giờ. Nếu bị bng ở những chỗ dễ đụng chạm, có thể dùng gạc sạch đắp lên nhằm giảm sự đau đớn.

Sau 24 giờ, bạn có thể rửa vết bỏng bng nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc Betadine (dung dịch có tính khử trùng) có bán tại các nhà thuốc. Rửa mỗi ngày một lần, lau hoặc quạt cho khô sau khi rửa.

Bôi kem trị bỏng
Vết bỏng nhẹ tuy ít khi bị nhiễm trùng nhưng khi bị thì có khuynh hướng làm độc và lan rộng. Vì thế, bác sĩ sẽ kê cho bé kem chữa bỏng có tác dụng làm mát và chống viêm nhiễm.
Có thể dùng lá cây sống đời (cây bỏng)
Sau môi lần rửa vết bỏng, bạn có thể ngắt lá bỏng, nhai nát, lấy bã đắp lên vết thương của bé cũng có tác dụng chữa bỏng rất tốt.

Kết hợp uống vitamin (sinh tố)
Vitamin E: uống vitamin E giúp cho vết bỏng chóng lành hơn sau khi liền Da Chờ cho vết bỏng không còn phồng lên nữa mà bắt đầu khô lại với lớp Da non mầu hồng đỏ thì hằng ngày lấy vitamin E trong viên nang bôi lên chỗ Da đó cho đến khi lành hẳn.
Vitamin C: Cần thiết cho sự tạo thành collagen, một chất do cơ thể sản xuất ra để làm Da chỗ bỏng chóng lành hơn.

Theo forum.bacsi.com
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 MuaReDucKien.info
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top